24/05/2024 10:25 | 395
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Dự phòng tai nạn đuối nước

Hàng năm có rất nhiều tai nạn đuối nước xảy ra, cướp đi nhiều sinh mạng. Đặc biệt tỉ lệ tử vong do đuối nước ở lứa tuổi trẻ em là nhiều nhất. Tai nạn đuối nước thường xảy ra trong dịp hè do chủ quan không nghĩ tới hậu quả và những tai nạn thương tâm đáng tiếc cho bản thân gia đình và xã hội.

Ảnh minh họa.

Đuối nước là một tai nạn bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước được và gây ra những thương tổn thực thể trên cơ thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi học sinh.

Khi có sự xâm nhập đột ngột của nước hoặc chất dịch vào đường thở như: mũi, miệng, khí quản, phế quản, phổi. Nếu không được cấp cứu kịp thời nạn nhân có thể bị chết hoặc để lại di chứng rất nặng nề.

Biết bơi không đủ đảm bảo an toàn cho học sinh. Bằng chứng là nhiều người lớn, khỏe mạnh, bơi giỏi vẫn bị chết đuối nếu lơ là, chủ quan. Vì thế,  học sinh cần biết thêm những biện pháp khác nữa để giúp các em cách bảo vệ mình.

1. Nguyên tắc đảm bảo an toàn phòng tránh đuối nước

Nắm vững nguyên tắc 3 không:

• Không xuống nước nếu không biết bơi hoặc khi cơ thể mệt mỏi.

• Không bơi, lội một mình.

• Không bơi, lội khi thời tiết đang hoặc sắp chuyển xấu (như mưa to, dông,sét,…) và không bơi, lội trong vùng nước bẩn.

2.  Chủ động đảm bảo an toàn phòng tránh đuối nước ở học sinh

Trong chúng ta có bạn nào khi được nghỉ có rủ nhau đi tắm sông không?

Nhiều trường hợp trẻ em, học sinh trong các buổi được nghỉ học, các em rủ nhau đi tắm, chơi đùa gần khu vực có vùng nước mở, vùng sình lầy. Đây là một trong những chú ý quan trọng hàng đầu cần lưu ý và luôn cảnh giác, cẩn thận khi vui chơi gần các khu vực ao hồ, sông suối:

2.2. Chỉ bơi, lội khi có người lớn giám sát.

Bơi trong môi trường nước ở bể bơi và bơi trong môi trường nước tự nhiên ở ao, hồ, sông suối hoàn toàn khác nhau. Các em có thể bơi rất tốt tại bể bơi, vì ở môi trường này các em đã được tiếp xúc nhiều nên quen và bể bơi luôn có nhiều người, tâm lí tự tin, khi bơi mệt có thể đu, bám vào dây phao, thành bể bơi,… Tuy nhiên, khi bơi ở ao hồ, sông suối, biển,… là môi trường mới, hoàn toàn khác, lạ lẫm, mức nước ở mỗi chỗ nông, sâu khác nhau; khi đang bơi ở vùng nước nông, nhiệt độ nước bình thường, nhưng khi bơi vào vùng nước sâu, nhiệt độ giảm gây cảm giác lạnh hoặc khi gặp các chướng ngại vật, gặp vùng nước xoáy,… sẽ làm giật mình dẫn đến hoảng loạn, mất bình tĩnh, quên những kĩ năng sơ đẳng để tự cứu đuối. Như vậy, nguy cơ gặp đuối nước sẽ rất cao nếu không có sự giám sát, hỗ trợ kịp thời từ người lớn.

2.3. Ra khỏi vùng nước khi cơ thể bắt đầu cảm thấy mệt mỏi.

Khi bơi, nếu cảm thấy cơ thể lạnh, mệt mỏi, đuối sức, trẻ em, học sinh có thể sử dụng phương pháp nổi ngửa để nghỉ ngơi, hồi sức và từ từ ra khỏi vùng nước để đảm bảo an toàn. Nguyên tắc này rất dễ thực hiện nhưng trong nhiều trường hợp gặp nạn, trẻ em, học sinh lại trở nên lúng túng, thậm chí hoảng loạn, không thực hiện được.

2.4. Một số lưu ý đối với học sinh:

Cần lưu ý không mắc các lỗi khi tham gia bơi, lội:

– Nhảy cắm đầu (dễ bị tai nạn khi gặp vùng nước nông hoặc vật nguy hiểm dưới đáy); bơi thi ở nơi không có chỉ dẫn (dễ gặp tai nạn bất ngờ).

– Bơi khi trời đã tối, có sấm chớp, mưa (dễ gặp tai nạn đuối nước).

– Không khởi động, khởi động không kĩ hoặc vận động quá sức trước khi xuống nước (dễ bị chuột rút, chấn thương khớp vai, gối).

 – Ăn uống khi đang bơi (dễ bị sặc nước).

– Đi bơi ngay sau khi ăn no (dễ bị nôn, dễ ngạt nước, máu lên não không đủ gây choáng váng, tạm mất ý thức, dễ gây chuột rút).

– Không thông báo cho gia đình biết khi cùng bạn đi bơi; rủ nhau đi tắm, vui chơi ở sông, hồ, ao,… khi được nghỉ học ở trường.

II. Phòng tránh đuối nước các em lưu ý không mắc các lỗi khi tham gia bơi, lội:

Tình trạng xây dựng các công trình, đào bới khai thác cát (tạo ra vùng nước sâu, xoáy nước), để lại các hố, ao sâu gây nguy hiểm như hố tôi vôi, hố lấy đất làm gạch ngói, hố lấy cát, hố lấy nước tưới hoa màu, hố cột điện, ao nuôi cá,… không có biển cảnh báo và hàng rào chắn an toàn dẫn đến rất dễ xảy ra tai nạn đuối nước điển hình cho những nơi thiếu an toàn, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra đuối nước đối

Tuyệt đối không được tắm, bơi ở những nơi nước sâu, chảy xiết, xoáy, kể cả khi có sự giám sát của người lớn, người biết bơi giỏi. Không được tự ý rủ nhau đi tắm, chơi đùa trên hồ, đập, sông. Có nhiều trường hợp học sinh tử vong tập thể do đuối nước vì rủ nhau đi tắm ở hồ, sông,… Thường khi một bạn bị đuối nước, các bạn khác tìm cách cứu nhưng không nắm được các kĩ năng cứu đuối an toàn kéo theo đuối nước tập thể. Trong khi chơi, bóng bị rơi xuống sông, một em bơi ra lấy nhưng gặp vùng nước xoáy hút vào, các em khác thấy bạn bị đuối nước cùng nhảy xuống cứu bạn và đều bị tử vong.

Phát - Phong

Khoa Sức khỏe - Môi trường-   Y tế trường học- Bệnh nghề nghiệp

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết